Thời gian phân hủy của chai nhựa là bao lâu?

Đánh giá bài viết

Chai nhựa là vật dụng quen thuộc trong đời sống hiện đại, mang đến sự tiện lợi cho con người, từ nước uống đóng chai đến các sản phẩm gia dụng. Mặc dù nhựa có thể dễ dàng tái chế, nhưng thời gian phân hủy lại rất lâu. Một chai nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, gây ra tác động lớn đến môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Hãy cùng Chuyên Sỉ Trần Trúc tìm hiểu thời gian phân hủy của chai nhựa, quá trình phân hủy và một số biện pháp cải thiện tình trạng rác thải chai nhựa hiện nay qua bài viết dưới đây.

Thời gian phân hủy chai nhựa là bao lâu?

Thời gian phân hủy chai nhựa là bao lâu?

1. Chai nhựa mất bao lâu để phân hủy?

Chai nhựa là một trong những loại rác thải nguy hiểm đối với môi trường. Chúng rất khó phân hủy, có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Tùy vào môi trường mà có thời gian phân hủy khác nhau, như ở môi trường nước thì ước tính từ 450 – 1000 năm.

Nắp chai nhựa được làm từ nhiều loại nhựa khác nhau, phổ biến nhất là Polypropylene (PP) có thời gian phân hủy dao động từ 100 đến 500 năm.

Vòng nắp chai nhựa, hay còn gọi là vòng đệm cố định cổ chai, thường được làm từ Photodegradable Polymer (PDP), với thời gian phân hủy ước tính khoảng 90 năm trong môi trường biển.

Các loại nhựa có thời gian phân hủy khác nhau

Các loại nhựa có thời gian phân hủy khác nhau

Mức độ phân hủy của chai nhựa phụ thuộc vào một số yếu tố như loại nhựa, điều kiện tự nhiên của môi trường, kích thước độ dày của từng chai và tính chất hóa học của sản phẩm mà có thời gian phân hủy khác nhau.

Ví dụ như:

  • Chai nhựa PET (polyethylene terephthalate) có thời gian phân hủy từ 450 – 1000 năm.

  • Chai nhựa HDPE (high-density polyethylene) có thời gian phân hủy từ 10 – 100 năm.

  • Chai nhựa PVC (polyvinyl chloride) có thời gian phân hủy từ 100 – 300 năm.

  • Chai nhựa PS (polystyrene) có thời gian phân hủy từ 200 – 500 năm.

2. Quá trình phân hủy chai nhựa diễn ra như thế nào?

Quá trình phân hủy chai nhựa diễn ra thông qua hai giai đoạn chính: phân hủy vật lý và phân hủy sinh học

Giai đoạn 1: Phân hủy vật lý

Yếu tố tác động: Ánh nắng mặt trời tác động trực tiếp đến việc phân hủy của chai nhựa. Các tia UV sẽ phá vỡ liên kết Polymer khiến chai nhựa giòn và dễ vỡ vụn. Ngoài ra còn do nhiệt độ, nước và gió góp phần đẩy nhanh quá trình phân hủy trong môi trường.

Quá trình phân hủy: Chai nhựa bị nứt vỡ, gãy vụn thành những mảnh nhỏ hơn. Các mảnh nhựa tiếp tục bị phân hủy thành những mảnh nhỏ hơn nữa, mắt thường không nhìn thấy được gọi là vi nhựa. Vi nhựa tiếp tục bị phân hủy thành các phân tử polymer.

Giai đoạn 2: Phân hủy sinh học

Yếu tố tác động: Vi sinh vật, vi khuẩn, nấm,… có khả năng sử dụng nhựa làm thức ăn, qua đó phân hủy các phân tử polymer thành các chất đơn giản hơn như CO2, nước và sinh khối.

Quá trình phân hủy: Vi sinh vật bám dính vào bề mặt vi nhựa và tiết ra enzyme để phân hủy các liên kết polymer. Quá trình phân hủy sinh học diễn ra chậm chạp, có thể mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm để chai nhựa phân hủy hoàn toàn.

Quá trình phân hủy chai nhựa

Quá trình phân hủy chai nhựa

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí PLOS ONE ngày 1/8/2018, khi phân hủy thì những chai nhựa này còn sinh ra các khí như metan, etylen gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật biển cũng như ngấm vào đất, nguồn nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

3. Tình trạng rác thải chai nhựa hiện nay

Hiện nay, việc sử dụng các vật dụng được đóng gói từ chai nhựa đang trở nên ngày càng phổ biến do tính tiện ích mà chúng mang lại. Từ các chai đựng đồ uống đến các hộp nhựa, những sản phẩm này đáp ứng nhu cầu hàng ngày của chúng ta một cách dễ dàng và linh hoạt. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là việc sử dụng lượng lớn chai nhựa đồng nghĩa với việc tăng lượng rác thải nhựa, góp phần vào vấn đề ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ sinh thái đến mức đáng báo động.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra môi trường khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa, trong đó có tới 30% là chai nhựa đồng nghĩa với việc mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 9 triệu tấn chai nhựa

Chai nhựa thải ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước, đất đai, không khí và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.

4. Giảm rác thải chai nhựa bằng cách nào?

Tình hình rác thải chai nhựa ngày nay đang gây ra những tác động tiêu cực đến cả sức khỏe và môi trường. Vì vậy, cần thực hiện một số biện pháp và thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm thiểu rác thải nhựa.

  • Phân loại chai nhựa để tái chế: Đây là một phần quan trọng của việc quản lý rác thải một cách bền vững và hiệu quả. Bằng cách phân loại các chai nhựa tái sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái chế và giảm thiểu tác động của rác thải lên môi trường.

  • Tái sử dụng để tạo ra những đồ dùng hữu ích: chai nhựa có thể tái sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới có ích trong cuộc sống hàng ngày như: hộp nhựa đựng đồ trang điểm, hộp đựng đồ dùng học tập, sản phẩm trang trí như hoa và đèn lồng.

  • Thay đổi thói quen dùng chai nhựa trong gia đình: Thay vì sử dụng chai nhựa một lần thì chúng ta có thể sử dụng bình thủy tinh sử dụng nhiều lần, hay các hộp đồ ăn từ giấy, thủy tinh,…

  • Hạn chế sử dụng đồ uống sử dụng cốc nhựa ống hút 1 lần: Thay đổi thói quen cá nhân hạn chế sử dụng ống hút nhựa khi tiêu thụ thức ăn nhanh và ủng hộ việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút làm từ gạo, giấy, và các vật liệu tái sử dụng khác.Ngoài ra, việc mang theo bình nước cá nhân khi ra ngoài đựng nước trực tiếp từ các quầy bán hàng có thể giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.

  • Hạn chế tối đa việc đốt rác thải nhựa tại nhà: Việc đốt cháy rác thải nhựa tại nhà thường thải ra các chất độc hại như dioxin và furan, thông qua việc hít thở và tiếp xúc có thể gây kích ứng đường hô hấp và các vấn đề sức khỏe khác. Chúng ta có thể phân loại rác thải nhựa và bán lại cho người thu gom ve chai để họ có những quy trình xử lý và tái chế tốt hơn mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.

  • Tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: Qua các chiến dịch thông tin và hoạt động giáo dục, chúng ta có thể nâng cao nhận thức của mọi người về tác động tiêu cực của rác thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người. Bằng cách này, khuyến khích các hành động tích cực từ cộng đồng, như việc phân loại rác thải, tái sử dụng sản phẩm và hạn chế việc sử dụng nhựa một lần.

Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy thời gian phân hủy của chai nhựa có thể kéo dài đến một ngàn năm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe của nhiều thế hệ. Giảm thiểu chai nhựa là vấn đề cấp bách cần được giải quyết bởi sự chung tay của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ chung tay góp phần bảo vệ môi trường sống.

Liên hệ ngay với Chuyên sỉ Trần Trúc qua Hotline/Zalo: 0334227260/0787578562 hoặc chọn mua sản phẩm qua website https://chuyensitrantruc.com/ bạn nhé!

Chia sẻ bài viết

Picture of admin
admin
Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.

Có thể bạn quan tâm