Cách phân biệt các loại nhựa phổ biến nhất hiện nay

Đánh giá bài viết

Phân biệt các loại nhựa là điều cần thiết giúp bạn nhận biết rõ về thông tin và cách sử dụng từng loại nhựa thông qua kí hiệu tránh việc việc bạn sử dụng nhựa chứa các hợp chất độc hại, tiềm ẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt các loại nhựa phổ biến nhất hiện nay.

phân biệt các loại nhựa

Cách phân biệt các loại nhựa phổ biến nhất hiện nay

1. Phân biệt các loại nhựa phổ biến nhất hiện nay

Thông thường, người tiêu dùng có thể phân biệt các loại nhựa thông qua ký hiệu được in trên bao bì, vỏ nhựa, ký hiệu dưới đáy chai, hộp nhựa. Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”; HDPE “2”; PVC “3”; LDPE “4”; PP: “5”; PS “6”; PC “7”.

phân loại nhựa

Phân biệt các loại nhựa thông qua ký hiệu

1.1. Nhựa PET (PETE) – Ký hiệu số 1

Nhựa PET, viết tắt của Polyethylene Terephthalate. Được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất chai nước uống, chai đựng dầu, chai đựng nước giải khát, và các sản phẩm đóng gói thực phẩm khác. Ngoài ra, PET cũng được sử dụng để làm sợi polyester cho quần áo, tấm lợp và các ứng dụng khác.

Nhựa PET được coi là an toàn khi sử dụng ở nhiệt độ bình thường hoặc khi đựng trong tủ lạnh. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, như bỏ trong xe ô tô, đặt gần bếp gas, nắng nóng, hoặc sử dụng trong lò vi sóng, có thể dẫn đến việc sản sinh ra một số chất như aldehyde và antimony. Các chất này có thể thẩm thấu vào thức uống và thức ăn. Việc tiếp tục sử dụng lâu dài có thể gây nguy cơ về sức khỏe như ung thư và một số bệnh khác. Do đó, cần hạn chế tiếp xúc nhựa PET với nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nhựa PET thường khó làm sạch và có tỉ lệ tái chế thấp, chỉ khoảng 20%. Nó dễ bị biến dạng và móp méo, đặc biệt khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu sử dụng nhiều lần có nguy cơ nhựa PET sẽ ngấm vào thức ăn và đồ uống, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, loại nhựa này chỉ nên được sử dụng một lần và không nên tái sử dụng để đựng thức ăn hoặc nước uống nhiều lần.

phân loại các loại nhựa

Nhựa PET là một loại nhựa dẻo dai, nhẹ và trong suốt, được ứng dụng rộng rãi

1.2. Nhựa HDPE – Ký hiệu số 2

Nhựa HDPE (High Density Polyethylene) là một loại nhựa dẻo có cấu trúc phân tử mật độ cao, được sản xuất từ dầu mỏ. Nhựa HDPE thường dày và cứng, có khả năng chống chịu va đập và kéo căng tốt hơn so với nhựa PE thông thường. Với những đặc tính này, nhựa HDPE được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, thùng nhiên liệu xe ô tô, ống dẫn nước, các dụng cụ ngoài trời,…

Nhựa HDPE là loại nhựa có độ bền vượt trội, chống lại sự ảnh hưởng từ môi trường tự nhiên như nước, gió, mưa axit, và cả các dung dịch như axit đậm đặc, kiềm, và muối. Ngoài ra, chất liệu nhựa HDPE còn chịu được tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Nhựa HDPE là một loại nhựa an toàn, không chứa các chất phụ gia độc hại như Bisphenol A (BPA) hay Phthalate, và không phát thải các chất gây ô nhiễm khi tiếp xúc với môi trường. Và có thể tái chế. Vì vậy, các sản phẩm từ nhựa HDPE được đánh giá là an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

cách phân biệt các loại nhựa

Nhựa HDPE (High-Density Polyethylene) là một loại nhựa được sử dụng rộng rãi trong ngành đóng gói

1.3. Nhựa PVC – Ký hiệu số 3

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) được xem là một loại nhựa có các đặc tính vượt trội như khả năng chịu va đập cao, chống ăn mòn từ hóa chất, kháng tĩnh điện, chống bám bụi, chống thấm nước, chống tia cực tím, và chống cháy mạnh mẽ, đồng thời không dễ bắt cháy. Loại nhựa này thường được sử dụng làm các loại đồ dùng hằng ngày như màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, đựng dầu ăn, thực phẩm dạng lỏng, và các sản phẩm khác như tấm nhựa ốp tường, bàn ghế,…

Tuy nhiên nhựa PVC có chứa nhiều chất hóa học gây hại cho sức khỏe như phtalates, BPA có thể thấm vào thực phẩm dưới tác động của nhiệt độ.

Vậy nên không được sử dụng các vật dụng bằng nhựa PVC để bọc các loại thực phẩm nóng hoặc sử dụng trong lò vi sóng. Đồng thời không tái chế nhựa PVC đựng thực phẩm

Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride) là loại nhựa tổng hợp được sử dụng rộng rãi

1.4. Nhựa LDPE – Kí hiệu số 4

Nhựa LDPE (Low Density Polyethylene) được coi là an toàn cho sức khỏe và có chức năng tương tự như nhựa HDPE về khả năng chống chịu va đập và kéo căng tốt hơn so với nhựa PE thông thường, nhưng lại chịu nhiệt kém hơn. Thường được sử dụng để làm túi nilon, túi đựng thực phẩm, và bao bì cho bánh.

Vì tính chịu nhiệt kém, nên cần hạn chế sử dụng nhựa LDPE để đựng thực phẩm nóng và tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, nhựa LDPE dễ vỡ, gãy, và trầy xước, có khả năng chịu va đập kém hơn so với nhựa số 2.

Nhựa LDPE có khả năng kháng lại hóa chất, ít bị nhiễm khuẩn, và không dễ bị rò rỉ chất độc hại khi sử dụng để bảo quản thực phẩm ở nhiều nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, không được xem là an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm sau khi đã được tái chế. LDPE có thể tái chế, nhưng không hoàn toàn.

phân biệt các loại nhựa như thế nào

Nhựa LDPE (Low-Density Polyethylene) là một loại nhựa có tính mềm dẻo và co giãn tốt

1.5. Nhựa PP – Kí hiệu số 5

Nhựa PP (Polypropylene) là loại nhựa có khả năng cách điện tốt, chống thấm, kháng hóa chất và chịu va đập tốt. Sự đa dạng trong ứng dụng của nhựa PP không thể phủ nhận, từ làm bao bì đựng thực phẩm, dệt thành bao đựng lương thực/ngũ cốc, cho đến sử dụng làm chai nước/bình đựng nước hoặc các loại hộp đựng dùng trong lò vi sóng.

Nhựa PP có đặc tính dẻo, dai, và chịu nhiệt cao, đồng thời không dễ bị tác động bởi các chất hóa học. Vì vậy, chúng thường được sử dụng cho đồ ăn nóng. Ngoài ra, nhựa PP còn được dùng để sản xuất tã lót sử dụng một lần và các phụ tùng cho xe hơi.

Nhựa PP được xem là an toàn cho thực phẩm và đồ uống, có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, tỷ lệ tái chế hiện chỉ đạt khoảng 1% do chi phí tái chế cao. Các sản phẩm tái chế từ nhựa PP thường là những vật dụng nhỏ như nắp chai, bàn chải đánh răng, hoặc dao cạo.

phân biệt các loại nhựa phổ biến

Nhựa PP (Polypropylene) là một loại nhựa đàn hồi và chịu nhiệt tốt

1.6. Nhựa PS – Ký hiệu số 6

Nhựa PS, hay còn được gọi là polystyrene, là một loại nhựa dẻo được tạo ra thông qua quá trình trùng hợp stiren và có khả năng tái chế. Đặc điểm của loại nhựa này dưới điều kiện bình thường là cứng, trong suốt, không mùi, và khi bị cháy, ngọn lửa thường không ổn định.

Nhựa PS thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đựng thực phẩm và nước uống như ly nhựa, hộp xốp đựng cơm, thìa nhựa, và dĩa nhựa. Với giá thành hợp lý và khả năng chịu nhiệt độ cao vừa phải, loại nhựa này thích hợp để đựng đồ ăn nóng và nước ấm.

Nếu sử dụng trong điều kiện nhiệt độ cao và trong thời gian dài, nhựa PS có thể phát ra chất độc hại styrene, gây ra nguy cơ về ung thư, vô sinh, và ngộ độc. Ngoài ra, nhựa PS thường được sử dụng một lần nhưng lại khó tái chế, gây ra tác động tiêu cực đến môi trường.

phân biệt các loại nhựa thường gặp

Nhựa PS (Polystyrene) là một loại nhựa dẻo và cứng, sử dụng trong đồ dùng gia đình

1.7. Nhựa khác hoặc PC – Kí hiệu số 7

Bên cạnh các loại nhựa đã nêu trên, nhóm nhựa phổ biến khác là nhựa số 7, bao gồm nhựa PC (Polycarbonate) và một số loại nhựa khác. Nhựa số 7 thường được sử dụng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất, hộp đựng thực phẩm, và ly đựng nước, cũng như một số ứng dụng khác. Trong nhóm nhựa số 7, nhựa PC (Polycarbonate) và nhựa Tritan là hai loại phổ biến nhất:

  • Nhựa PC (Polycarbonate) là loại nhựa rất độc hại và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng để sản xuất các thùng nhựa đựng hóa chất, bình đựng nước, và các hộp đựng thực phẩm như sữa chua, bơ, hay mì. Đặc biệt, cần chú ý rằng một số loại nhựa trong nhóm này có thể chứa Bisphenol A (BPA) – một chất độc hại được sử dụng trong sản xuất nhựa.

  • Nhựa Tritan là loại nhựa tự nhiên không chứa BPA, thường được đánh dấu với nhãn “BPA Free Tritan” trên sản phẩm. Đặc điểm của nhựa này là trong suốt như thủy tinh, nhưng lại khá bền khi rơi, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các sản phẩm phổ biến làm từ nhựa Tritan thường là các bình đựng nước thể thao.

Nhựa số 7 thường được sử dụng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất, hộp đựng thực phẩm, và ly đựng nước

2. Nên dùng loại nhựa nào an toàn?

Tóm lại, bạn có thể nhận biết các loại nhựa nên sử dụng hoặc nên tránh ra thành 2 loại qua các ký hiệu như sau:

  • Các loại nhựa cần tránh: nhựa độc hại là các loại nhựa mang ký hiệu số 3,6,7. Đây là các loại nhựa cần phải tránh hoặc hạn chế sử dụng đựng, bao bọc thực phẩm bởi thành phần độc hại của chúng nói chung và chứa BPA nói riêng. Đặc biệt là nhựa PC ký hiệu số 7 cực kỳ độc hại rất dễ gây ngộ độc cho cơ thể của người sử dụng.

  • Các ký hiệu nhựa an toàn: nhựa an toàn là những loại nhựa mang ký hiệu 1, 2, 4, 5 vì không gây hại gì cho sức khỏe khi sử dụng

dấu hiệu phân biệt các loại nhựa

Ký hiệu phân loại nhựa để an toàn cho sức khỏe

Bài viết trên đã hướng dẫn rõ cho các bạn về các loại nhựa thông qua các ký hiệu in trên bao bì, vỏ chai, hoặc dưới đáy các sản phẩm nhựa. Đồng thời cũng chỉ ra các đặc tính và ứng dụng của từng loại nhựa sau khi tái chế. Kèm theo cảnh báo về việc nên hoặc không nên sử dụng đối với một số loại nhựa và hướng dẫn cách xử lý sao cho phù hợp để bảo vệ sức khỏe và môi trường sống. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích, giúp bạn phân biệt các loại nhựa và cách sử dụng chúng một cách an toàn.

Chia sẻ bài viết

Picture of admin
admin
Lorem Ipsum is simply dummy text of the printing and typesetting industry. Lorem Ipsum has been the industry's standard dummy text ever since the 1500s, when an unknown printer took a galley of type and scrambled it to make a type specimen book. It has survived not only five centuries, but also the leap into electronic typesetting, remaining essentially unchanged. It was popularised in the 1960s with the release of Letraset sheets containing Lorem Ipsum passages, and more recently with desktop publishing software like Aldus PageMaker including versions of Lorem Ipsum.

Có thể bạn quan tâm